Địa chỉ: 163/13 C An Dương Vương, Phường. An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM
Email: ancentury@gmail.com
Hotline: 0933289933
Khi tham gia giao thông có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra mà người lái không lường trước được. Nắm rõ thông tin về 6 tình huống khẩn cấp khi đang lái xe giúp người điều khiển phương tiện có phương án và kỹ năng xử lý kịp thời và an toàn.
Mất lái là tình huống người dùng không thể điều khiển vô lăng theo ý muốn, khiến xe đi chệch hướng, nguy cơ gây ra tai nạn liên hoàn là rất cao. Nguyên nhân có thể do người điều khiển xe trong trạng thái không tỉnh táo, mất tập trung hoặc có thể xe bị trục trặc về hệ thống lái, kẹt phanh hoặc nổ lốp, bánh xe bị lệch.
Rơi vào tình huống này, người điều khiển cần giữ bình tĩnh. Sau đó, nếu quan thấy đoạn đường phía trước khô ráo, vắng vẻ, người lái cần đạp phanh gấp để dừng xe ngay lập tức. Ngược lại, nếu đường trơn, người lái cần rà phanh để duy trì, kiểm soát hướng di chuyển. Đặc biệt, người lái cần phát tín hiệu cảnh báo bằng đèn hoặc còi để tạo sự nhận biết cho các phương tiện khác.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nổ lốp xe ô tô nhưng thường gặp nhất là do lốp bị cũ, non hơi hoặc xe chở quá tải trọng cho phép. Nếu rơi vào trường hợp này, người lái cần bình tĩnh và giữ chặt vô lăng. Sau đó, người lái dần dần giảm tốc độ, đồng thời bật tín hiệu cảnh báo và tiến hành xử lý như thay lốp dự phòng, gọi cứu hộ.
Khói bốc lên trên nắp capo được đánh giá là tình huống nguy hiểm. Người lái cần kiểm tra, nếu xác định nguyên nhân là do nước làm mát chảy vào động cơ hoặc cổ xả bị dầu xâm nhập thì cần đưa xe về gara gần nhất để tiến hành xử lý. Nếu không phải, hãy dừng xe khẩn cấp và liên lạc với đội cứu hộ lưu động.
Khi di chuyển dưới điều kiện thời tiết mưa bão, ngập nước sẽ dễ gặp phải tình huống ô tô bị trượt nước. Tình huống này khiến người lái không điều khiển được vô lăng đúng hướng và gây tai nạn nguy hiểm.
Để xử lý tình huống này, người lái không nên đánh lái và sử dụng phanh. Thay vào đó, người lái hãy thả chân ga và cố gắng điều khiển xe đi thẳng cho tới khi kiểm soát được tình hình.
Ô tô chệch khỏi làn đường xảy ra khi xe vào cua hoặc tránh phương tiện đối diện trên đường hẹp. Lúc này, người lái không nên dùng phanh mà cần từ từ giảm ga, đồng thời đánh lái với góc nhỏ để đưa xe trở lại đúng làn.
Ô tô bị mất phanh là tình huống xe không có dấu hiệu giảm tốc hay dừng lại mặc dù người lái đã đạp phanh. Nguyên nhân ô tô bị mất phanh có thể là do mất áp suất dầu phanh, phanh ABS bị lỗi hoặc do thói quen đạp phanh liên tục.
Nếu gặp phải tình huống khẩn cấp khi đang lái xe này, người lái cần phải giữ bình tĩnh và xử lý như sau:
- Tuyệt đối không được tắt máy: Nếu người lái tắt máy đồng nghĩa với việc tắt đi trợ lực vô lăng, như vậy phương tiện rơi vào trạng thái chạy tự do, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
- Quan sát và bật đèn cảnh báo: Người lái cần bật đèn báo khẩn cấp, nháy đèn pha và dùng còi báo liên tục và quan sát xe phía trước, sau để tránh va chạm.
- Sử dụng phanh khẩn cấp nếu xe được trang bị. Tuy nhiên, người lái nên kéo phanh từ từ và đủ lực để tránh làm khóa bánh, trượt bánh và mất lái.
- Đạp phanh liên tục: Có nhiều trường hợp xe mất phanh vì bị mất áp suất dầu phanh tạm thời. Do vậy, việc đạp phanh liên tục có thể lấy lại được áp suất dầu phanh.
- Sử dụng phanh tay: Người lái lưu ý chỉ sử dụng phanh tay trong trường hợp xe đang chạy ở tốc độ thấp.
- Chuyển xe về số thấp: Người lái không nên đột ngột ép về số thấp ngay để tránh vỡ máy, hỏng hệ thống truyền động. Thay vào đó, người lái hãy chuyển số theo từng cấp hoặc 2 cấp để đảm bảo an toàn.
- Chủ động va chạm: Đây là phương pháp chỉ nên sử dụng trong trường hợp bất khả kháng. Người lái có thể lựa chọn các vật cản như bụi cây, dải phân cách, ruộng đồng… để va chạm và dừng xe.